• Trang chủ
  • 7 Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm an toàn

7 Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm an toàn

Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC xin gợi ý cho các bà mẹ 7 hướng dẫn cho trẻ ăn dặm an toàn, bao gồm: Cách giới thiệu các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng , nhận biết dấu hiệu hóc nghẹn ở trẻ, phòng tránh nghẹt thở khi ăn dặm, các thực phẩm và đồ uống cần tránh, chuẩn bị thức ăn cho trẻ an toàn và cuối cùng là cách bảo quản và hâm nóng thức ăn ra sao…

 



# Hướng dẫn 1: Giới thiệu thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng:

 

Khi bạn bắt đầu giới thiệu thực phẩm ăn dặm cho bé từ khoảng 6 tháng, hãy giới thiệu những thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng dị ứng và với một lượng rất nhỏ để bạn có thể phát hiện ra bất kì phản ứng nào nếu chúng xảy ra. Những thực phẩm này có thể được giới thiệu từ khoảng 6 tháng như một phần trong chế độ ăn của bé, giống như bất kì loại thực phẩm nào khác:


-        Trứng

-        Thực phẩm có chứa gluten, bao gồm lúa mì, lúa mạch

-        Các loại hạt và đậu phộng, đậu nành (chế biến ở dạng chúng nghiền nhuyễn hoặc xay mịn)

-        Động vật có vỏ (không cho trẻ ăn sống hoặc nấu chưa chín)

-        Các loại cá


Sau khi được giới thiệu và nếu được dung nạp, hãy tiếp tục giới thiệu những thực phẩm đó như một phần trong chế độ ăn uống thông thường của bé (để giảm thiểu nguy cơ dị ứng). Bằng chứng đã chỉ ra rằng việc trì hoãn giới thiệu đậu phộng và trứng gà sau 6-12 tháng có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng với những thực phẩm này.

 



Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm được chẩn đoán:

Nếu em bé đã được chẩn đoán dị ứng thực phẩm hoặc nếu có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm, bệnh chàm, hen suyễn,… bạn có thể cần đặc biệt cẩn thận khi giới thiệu thực phẩm, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ. Tránh cho trẻ ăn bất kì loại thực phẩm nào nếu bạn không chắc chắn về các thành phần và bạn nghĩ rằng nó có thể chứa thứ gì đó khiến con bị dị ứng. Dấu hiệu dị ứng thực phẩm (có thể bao gồm một hoặc nhiều phản ứng sau):


-        Tiêu chảy hoặc nôn

-        Ho

-        Khò khè và khó thở

-        Ngứa họng và lưỡi

-        Ngứa da hoặc phát ban

-        Môi và cổ họng sưng

-        Chảy nước mũi hoặc tắc mũi

-        Đau, đỏ và ngứa mắt

 

Trong một vài trường hợp, thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng (sốc phản vệ), có thể đe dọa đến tính mạng.

 

# Hướng dẫn 2: Nhận biết dấu hiệu hóc nghẹn ở trẻ

 

Em bé có thể bị hóc hoặc nghẹn khi bạn giới thiệu thực phẩm thô. Điều này là do con đang học cách điều chỉnh lượng thức ăn chúng có thể nhai và nuốt cùng một lúc. Nếu em bé bị hóc hoặc nghẹn, đây là những gì có thể xảy ra:


-        Mắt bé có thể chảy nước.

-        Trẻ có thể đẩy lưỡi về phía trước (hoặc ra khỏi miệng).

-        Để đưa thức ăn về phía trước trong miệng - chúng có thể tạo ra một cử động nôn, hoặc chúng có thể nôn.

 



# Hướng dẫn 3: Khi trẻ bị nghẹt thở

Nghẹt thở có thể xảy ra với thức ăn cứng, xương và thức ăn tròn nhỏ có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong cổ họng. Hãy nhớ rằng, bạn nên:


-        Cắt thức ăn tròn nhỏ, như nho và cà chua bi,… thành những miếng nhỏ (khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW).

-        Lột vot trái cây, rau

-        Loại bỏ xương từ thịt hoặc cá.

-        Làm mềm trái cây và rau quả cứng (như cà rốt và táo) khi lần đầu tiên cho bé ăn khoảng 6 tháng.

-        Không cho trẻ ăn thạch, chúng có thể bị mắc kẹt trong cổ họng.

-        Hãy đặt trẻ đang ngồi đúng cách trên ghế ăn dặm, và không bao giờ rời khỏi trẻ trong khi chúng đang ăn.

 

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn bị nghẹn và không thể thở đúng cách: Kêu cứu, đưa con ra khỏi ghế ăn dặm, đỡ ngực và cằm của chúng bằng một tay và - bằng gót bàn tay của bạn – vỗ khoảng 5 lần dứt khoát giữa hai bả vai của trẻ. Học cách sơ cứu trẻ bị nghẹt thở là điều cần thiết trong mọi trường hợp.

 


# Hướng dẫn 4:  Các thực phẩm cần tránh trong giai đoạn ăn dặm

 

Điều quan trọng là phải biết thực phẩm nào an toàn cho bé. Đây là danh sách những cái cần tránh và tại sao bao gồm:


-        Đồ ăn nhẹ có đường: đường có thể gây sâu răng. Bạn cũng không cần thêm đường vào thức ăn của bé.

-        Thạch trẻ em: có thể bị mắc kẹt trong cổ họng.

-        Mật ong: tránh mật ong cho đến khi bé 12 tháng tuổi - nó chứa vi khuẩn có thể dẫn đến ngộ độc ở trẻ sơ sinh, một căn bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

-        Thực phẩm mặn: như thịt xông khói, xúc xích, khoai tây chiên có thêm muối, đồ ăn nhanh,.... Em bé không nên ăn thức ăn mặn vì nó không tốt cho thận, cũng không cần thêm muối vào thức ăn của chúng.

-        Pho mát không được khử trùng: do nguy cơ nhiễm khuẩn listeria

-        Động vật có vỏ sống: điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Trẻ em chỉ nên ăn động vật có vỏ đã được nấu chín kĩ.

-        Cá có hàm lượng thủy ngân cao: trong những con cá này, thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé.

 

# Hướng dẫn 5: Đồ uống cần tránh

 

-        Nước ép trái cây hoặc sinh tố: tránh giới thiệu trước 12 tháng vì trẻ không cần dùng chúng. Nếu bạn chọn cung cấp chúng, hãy pha loãng với nước (một phần nước ép đến 10 phần nước) và giới thiệu cách uống trong cốc để tránh sâu răng.

-        Đồ uống có ga, sữa có hương vị: ngay cả khi pha loãng, những đồ uống này cũng vẫn chứa nhiều đường và có thể gây sâu răng. Chế độ ăn kiêng hoặc giảm lượng đường cũng không được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Đối với trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi, những đồ uống này có thể gây đầy bụng trẻ.

-        Sữa bò: sữa bò không có sự cân bằng các chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, vì vậy không nên cho trẻ uống trước 12 tháng

-        Các loại sữa công thức: sữa tăng trưởng và sữa ngủ ngon không phù hợp cho bé dưới 6 tháng tuổi và không cần thiết sau 6 tháng.

-        Đồ uống có nguồn gốc từ thực vật, tăng cường canxi (như đậu nành, yến mạch và đồ uống hạnh nhân) : tránh giới thiệu trước khi bé được 12 tháng. Những đồ uống này có thể được cung cấp từ 12 tháng trở lên như một phần của chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Điều quan trọng cần nhớ là sữa bò và thực phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng tốt, vì vậy đừng cắt chúng ra khỏi chế độ ăn của con bạn mà không cần nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

-        Đồ uống nóng - trà và cà phê không phù hợp cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

 

# Hướng dẫn 6: Chế biến thức ăn an toàn cho trẻ

Hệ thống miễn dịch của con không mạnh và phát triển như của người lớn - điều đó có nghĩa là chúng dễ bị nhiễm trùng hơn (có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm). Vì vậy, điều quan trọng là phải quan tam thêm với vệ sinh và chế biến thực phẩm an toàn.

 

-        Vệ sinh cơ bản:

Rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn (và ngay sau khi bạn chạm vào thịt và cá sống). Ngoài ra, hãy đảm bảo tay của bé cũng sạch sẽ - đặc biệt là nếu chúng tự ăn bằng thức ăn cầm tay.

 

-        Nhà bếp:

Rửa tất cả các bề mặt để chuẩn bị hoặc đựng thực phẩm đang và đã chế biến xong, cũng cần đảm bảo rằng tất cả bát và thìa được rửa bằng nước xà phòng và nước nóng. Khăn lau tay, khăn lau bếp có thể chứa rất nhiều vi trùng, vì vậy hãy giặt chúng thường xuyên.

 

-        Món ăn:

Đối với đồ ăn trên khay, bát, đĩa mà trẻ đã ăn xong còn dư thừa, bạn không bao giờ nên lưu trữ lại để cho bé ăn sau đó, vì có thể phần thức ăn này bị nhiễm khuẩn và ôi thiu sau đó. Bạn cũng nên: rửa và gọt vỏ trái cây và rau sống; bảo quản thịt sống trong tủ lạnh, hãy luôn đảm bảo nấu chín kĩ tất cả các loại thực phẩm, sau đó để nguội bớt khi cho ăn.

 

 

# Hướng dẫn 7: Bảo quản và hâm nóng thức ăn

 

-        Lưu trữ - bảo quản:

Nếu bạn đang nấu theo đợt, hãy làm nguội thực phẩm (lí tưởng là trong vòng một đến hai giờ) và sau đó cấp đông hoặc làm lạnh. Nếu bạn giữ nó trong tủ lạnh, hãy sử dụng nó trong vòng 2 ngày.

 

-        Rã đông:

Rã đông thực phẩm đông lạnh kĩ trước khi hâm nóng. Cách an toàn nhất để làm điều này là trong tủ lạnh qua đêm, hoặc rã đông trong lò vi sóng (sử dụng cài đặt rã đông).

 

-        Hâm nóng:

Khi hâm nóng thức ăn, hãy đảm bảo rằng nó được hấp nóng toàn bộ phần thức ăn, sau đó để nguội bớt trước khi cho bé ăn. Nếu bạn đang sử dụng lò vi sóng, hãy khuấy đều và luôn kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn. Bất kì thực phẩm nấu chín nào cũng chỉ nên được hâm nóng 1 lần.

 

Chúc các mẹ thành công với 7 hướng dẫn cho trẻ ăn dặm an toàn đã được gợi ý trên đây nhé!

-------------

Có thể bạn quan tâm: 

Ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Làm thế nào để bắt đầu?

Bột ăn dặm nào tốt nhất cho bé?

Ăn dặm giai đoạn đầu giới thiệu các loại thực phẩm mới cho trẻ?

Sau 6 tháng tuổi, bé có thể uống gì?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797