• Trang chủ
  • Vắt sữa và 7 điều cần lưu ý khi vệ sinh máy hút sữa!

Vắt sữa và 7 điều cần lưu ý khi vệ sinh máy hút sữa!

Vắt sữa và làm sạch máy hút sữa rất quan trọng khi nói đến việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị bệnh. Điều này đặc biệt đúng trong vài tháng đầu tiên khi hệ thống miễn dịch của em bé chưa được hình thành đầy đủ, khiến trẻ dễ bị vi trùng hơn.

 


Dưới đây là 7 điều cần biết về việc khử trùng máy hút sữa đúng cách để nó sạch sẽ và an toàn cho bé mỗi khi sử dụng.

Nghe đọc bài này tại đây

1.    Giữ mọi thứ tiếp xúc với máy hút sữa được sạch sẽ, bao gồm cả tay


Trước khi bạn bắt đầu vắt hoặc làm sạch máy hút sữa hãy chắc chắn rằng tay của bạn cũng được làm sạch đúng cách. Rửa tay trong xà phòng ấm và nước, chà trong ít nhất 20 giây trước khi rửa sạch. Làm điều này mỗi khi bạn sử dụng và làm vệ sinh cho máy hút sữa.

2.    Kiểm tra máy hút sữa mỗi khi bạn sử dụng nó.


Tháo các bộ phận máy hút sữa trước mỗi lần sử dụng để đảm bảo rằng không có nấm mốc nào hình thành trên bất kì bộ phận nào: chai/ bình sữa hoặc các bộ phận khác. Nếu bạn thấy có gì đó không an toàn, hãy thay thế bộ phận đó ngay, trước khi cần sử dụng lại máy hút sữa. Nấm mốc rất khó để làm sạch và loại bỏ, vì vậy tốt nhất chỉ nên thay thế thay vì cố gắng làm sạch bộ phận đó.


3.    Rửa máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng.


Rửa hoặc ngâm máy hút sữa là không đủ. Đổ đầy chậu rửa bằng xà phòng và nước nóng. Đừng sử dụng bồn rửa vì nó có thể bị nhiễm vi khuẩn và có thể làm lộ bộ dụng cụ hút sữa bị nhiễm vi trùng theo. Thay vào đó, hãy sử dụng chậu rửa được sử dụng riêng để làm sạch máy hút sữa và làm sạch chậu rửa sau mỗi lần sử dụng. Chà sạch từng phần của máy hút sữa bằng xà phòng và nước nóng, rửa xả xà phòng khỏi các bộ phận bằng cách giữ chúng dưới vòi nước chảy, và để tất cả các bộ phận đó được khô hoàn toàn trên một chiếc khăn lau sạch hoặc khăn giấy đảm bảo vệ sinh. Không làm khô các bộ phận hút sữa bằng khăn lau chén đã sử dụng trước đó, vì có thể mang mầm bệnh tới em bé qua các bộ phận của máy. Nhiễm trùng là cực kì hiếm, nhưng nó lại hoàn toàn có thể xảy ra.


4.    Bạn cũng có thể sử dụng máy rửa bát để rửa các bộ phận của máy hút sữa sau khi đã tháo rời.


Máy rửa chén là một cách hoàn toàn chấp nhận được để làm sạch các bộ phận của máy hút sữa có tiếp xúc với sữa và tay mẹ, trừ khi nhà sản xuất chống chỉ định điều này. Hãy nhớ rằng bạn nên tháo các bộ phận có thể ra để mỗi phần này đều được tiếp xúc với chu trình làm sạch.


5.    Vệ sinh phần máy hút sữa để tăng mức độ an toàn


Vệ sinh máy hút sữa hàng tuần để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối và đặc biệt quan trọng trong vài tháng đầu đời của em bé hoặc nếu em bé là một trẻ sinh non và hệ thống miễn dịch của em bé dễ bị tổn thương hơn so với trẻ đủ tháng. Sau khi rửa máy hút sữa, đun sôi các bộ phận trong nước nóng trong ít nhất 5 phút để tiêu diệt toàn bộ vi trùng gây bệnh thông qua việc rửa và để các bộ phận khô trên khăn sạch hoặc khô tự nhiên. Bạn cũng có thể sử dụng lò vi sóng làm sạch nhanh được thiết kế phù hợp để vệ sinh các bộ phận của máy hút sữa. Điều này thực sự tiện lợi khi bạn đang vội hoặc nếu bạn đang ở văn phòng và không có không gian để vệ sinh. Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng.


6.    Bảo quản máy hút sữa đúng cách.


Khi bạn đã hoàn tất việc vệ sinh, khử trùng và lau khô các bộ phận của máy hút sữa, hãy lắp lại và bảo quản trong khu vực sạch sẽ như hộp đựng thức ăn bằng nhựa có nắp đậy an toàn không sử dụng cho bất cứ thứ gì ngoại trừ các bộ phận và phần máy để hút sữa. Đặt nó trong một ngăn tủ hoặc ngăn kéo chống bụi.


7.    Lưu trữ và bảo quản sữa mẹ an toàn.


Lưu trữ sữa mẹ trong các bình sữa, túi trữ sữa chuyên dụng mà bạn đã mua chuẩn bị sẵn, các bình sữa đi kèm với bộ máy hút sữa hoặc túi nhựa được làm riêng cho việc lưu trữ sữa mẹ. Tốt nhất nên chia sữa thành số lượng sữa phù hợp với nhu cầu và độ tuổi của em bé để tránh lãng phí sữa mẹ phải bỏ đi khi không sử dụng hết, mà đã được rã đông và/ hoặc hâm nóng trước đó để cho con ăn.



Hãy luôn ghi nhớ những lời khuyên và sự thật về việc vắt hút sữa và bảo quản sữa mẹ sau đây:
-        Sữa mẹ có thể được lưu trữ đến 6 giờ bên ngoài tủ lạnh nếu ở nhiệt độ phòng và không bị ánh nắng trực tiếp hoặc ánh sáng mặt trời chiếu vào.
-        Tại nơi làm việc, lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt hút trong một túi cách nhiệt với túi nước đá trong tối đa 24 giờ.
-        Bạn có thể lưu trữ sữa mẹ vắt ra trong tủ lạnh lên đến 4 ngày. Đặt nó ở phía sâu nhất của tủ lạnh, nơi lạnh nhất và dán nhãn cho mỗi chai hoặc túi sữa theo ngày và giờ đã hút.
-        Bạn có thể lưu trữ sữa mẹ trong tủ đông trong 3 đến 6 tháng.
-        Để làm tan và rã đông sữa mẹ một cách an toàn, hãy đặt bình sữa dưới vòi nước ấm hoặc để sữa tan dần trong tủ lạnh qua đêm. Luôn luôn sử dụng sữa vắt ra lâu (sớm) nhất trước tiên. Khi sữa đã được rã đông, phần sữa dư thừa sẽ không bao giờ được cấp đông lại và cần phải bỏ đi. Không bao giờ làm tan sữa mẹ trong lò vi sóng, bếp hoặc ở nhiệt độ phòng, chúng sẽ làm hỏng sữa mẹ và nguy hiểm cho em bé khi sử dụng.

Việc vệ sinh máy hút sữa là một điều chắc chắn một khi bạn hiểu rõ về nó thì sẽ biết rằng cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đảm bảo cho em bé của bạn khỏe mạnh và an toàn. Và nếu bạn là người mẹ cho con bú và vắt hút sữa, Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC chúc bạn luôn sáng suốt trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, thành công trong hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.


Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tìm hiểu thêm và đặt mua Mommy Night & Day tại đây