• Trang chủ
  • 6 câu hỏi thường gặp nhất về việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm

6 câu hỏi thường gặp nhất về việc bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Khi nào bé nên bắt được cho ăn dặm? Những loại thực phẩm bạn nên giới thiệu đầu tiên là gì? Làm thế nào để bạn có thời gian giới thiệu bữa ăn dặm xung quanh các cữ cho con bú? Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC đã có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi phổ biến như vậy của bạn.

 


1)    Khi nào bạn nên bắt đầu cho bé ăn đồ ăn dặm? Tại sao một số cha mẹ bắt đầu ở 4 tháng và những người khác lại cho trẻ ăn dặm ở 6 tháng tuổi? Làm thế nào để tôi biết nếu trẻ đã sẵn sàng? 


Không có một độ tuổi hoàn hảo nào để bắt đầu giới thiệu ăn dặm cho tất cả các em bé, và các hướng dẫn đã thay đổi nhiều lần. Các khuyến cáo hiện nay từ cả WHO và các chuyên gia trên thế giới là bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi.

Tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy em bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn này như sau:

-       Có thể nắm và đưa đồ vật vào miệng

-        Thích thú với thức ăn (theo dõi bạn ăn, nhai một cách hào hứng khi bạn đang ăn, tạo ra tiếng động vui vẻ hướng vào thức ăn)

-        Có sự vững vàng từ đầu và cổ (chúng có thể quay đầu để từ chối thức ăn)

-        Có thể ngồi dậy đúng cách với sự hỗ trợ của ghế ăn dặm và không bị ngã khi ngồi, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nghẹn.

-        Biến mất phản xạ đẩy lưỡi (điều này có nghĩa là em bé không còn thè lưỡi liên tục nữa. Phản xạ đó thường xuất hiện trở lại trong miệng từ trẻ ba đến năm tháng).

 


2)    Mẹ biết thực phẩm giàu chất sắt rất quan trọng, nhưng mẹ có nên bắt đầu cho ăn dặm với thịt hay không?


Không có một thực phẩm hoàn hảo nào để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là tốt nhất, với cha mẹ trên toàn thế giới họ bắt đầu cho con ăn dặm với rất nhiều lựa chọn khác nhau. Bạn chắc chắn không cần một thực phẩm giàu chất sắt để trở thành thực phẩm đầu tiên cho trẻ tiếp xúc và nạp vào cơ thể, nhưng điều cần thiết là thực phẩm giàu chất sắt không bị trì hoãn và nên được cung cấp thường xuyên. Sắt là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng. Trong thời gian này, trữ lượng sắt của em bé đã giảm và chúng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chất sắt có trong nguồn thịt thường được cơ thể hấp thụ tốt hơn so với hầu hết các loại thực phẩm giàu chất sắt khác. Thịt bò xay, trứng, đậu phụ và rau xanh là những nguồn chất sắt tuyệt vời, ngoài các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt (yến mạch, lúa mạch và gạo) bạn nên dần dần giới thiệu vào thực đơn ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này.

Về cơ bản, thực phẩm giàu chất sắt nên là trọng tâm chính trong các bữa ăn, nhưng cũng cần thiết để giới thiệu nhiều loại trái cây, rau, protein và chất béo lành mạnh.

 

 

3)    Mẹ nên giới thiệu ăn dặm cho trẻ vào thời gian nào trong ngày?


Bất cứ khi nào có thể, hãy cho bé ăn một loại thức ăn mới vào đầu ngày, để bạn có thời gian quan sát chúng và chúng có thời gian để tiêu hóa. Bạn chắc chắn không muốn bất kì phản ứng, không dung nạp hoặc đau bụng xuất hiện ở em bé khi giấc ngủ đêm tới, phải không?.


4)    Khi nào mẹ giới thiệu các thực phẩm có thể gây dị ứng phổ biến?


Không có quy tắc cứng nhắc  nào về thứ tự giới thiệu thực phẩm một cách chính xác, và bạn không cần phải giới thiệu một loại thực phẩm nào trong nhiều bữa ăn hoặc nhiều ngày liên tiếp. Mặc dù các bác sĩ thường khuyên nên trì hoãn các loại thực phẩm như đậu phộng, trứng và thậm chí cả dâu tây, nhưng không cần phải chờ đợi quá lâu, việc tiếp xúc với các thực phẩm này thực sự có thể giúp ngăn ngừa dị ứng. Tuy nhiên, thật khôn ngoan khi giới thiệu một loại thực phẩm mới, gây dị ứng cao, cách một vài ngày so với một loại thực phẩm gây dị ứng cao khác. Điều này có nghĩa là các loại bơ hạt, vừng, sữa, lúa mì, trứng và đậu nành không nên được nhóm lại với nhau trong một bữa ăn khi bạn mới bắt đầu cho bé ăn. Đợi khoảng 3 ngày trước khi giới thiệu một loại thực phẩm gây dị ứng cao khác; nếu bạn nhận thấy một phản ứng nào đó, sẽ dễ dàng hơn để tìm ra nguyên nhân gây ra nó.

   

      

5)    Mẹ lo lắng về việc bị nghẹn hoặc hóc khi ăn dặm thì sao?


Đừng hoảng sợ, hóc/ nghẹn là một phản ứng phát triển hoàn toàn bình thường ở trẻ. Phản xạ hóc/ nghẹn là một cơ chế bảo vệ để giúp ngăn ngừa nghẹn, và ở trẻ nhỏ, nó nằm ở vị trí rất xa về phía trước trong miệng. Trên thực tế, hóc/ nghẹn và ho là cách chúng ta đưa thức ăn về phía trước trong miệng và tránh xa đường thở. Nếu em bé không thể ho hoặc hóc đồ vật, và im lặng, ngay lập tức cha mẹ cần thực hiện các thao tác sơ cứu.


6)    Cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn cha mẹ cần phải biết là gì?


 



Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu

Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.

Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

Trên đây là 6 trên hàng ngàn những câu hỏi cha mẹ có thể đặt ra khi con của họ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, đặc biệt là các cha mẹ “mới”. Trong tương lai, BMC sẽ cố gắng để có thể giải đáp nhiều hơn nữa các thắc mắc và nghi vấn giúp cha mẹ có cái nhìn toàn diện hơn và thiết thực hơn để đồng hành cùng cha mẹ và các em bé!

------------------------

Có thể bạn quan tâm: 

Ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Làm thế nào để bắt đầu?

Bột ăn dặm nào tốt nhất cho bé?

Ăn dặm giai đoạn đầu giới thiệu các loại thực phẩm mới cho trẻ?

Sau 6 tháng tuổi, bé có thể uống gì?

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797