• Trang chủ
  • Bé không chịu ti mẹ: Cách để kích thích con bú mẹ trực tiếp trở lại

Bé không chịu ti mẹ: Cách để kích thích con bú mẹ trực tiếp trở lại

Nuôi con bằng sữa mẹ là bình thường và tự nhiên nhưng đôi khi bạn sẽ gặp phải một vài tình trạng không mong muốn như ít sữa, mất sữa, bé không chịu ti mẹ,...
Bé không chịu ti mẹ
Con có thể quay đi và khóc khi được đưa gần tới ti mẹ, cảm thấy khó khăn khi vào khớp ngậm bú hoặc đơn giản là ti mẹ trực tiếp không hiệu quả. Nó có thể gây khó chịu cho cả hai mẹ con. Tuy nhiên, các bà mẹ cần nhớ rằng con không bao giờ chê ti mẹ và cắc hẳn là đang có khó khăn gì đó khiến con không thể ti mẹ được hiệu quả mà thôi!

Tại sao bé không chịu ti mẹ?

Không phải lúc nào cũng dễ hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Một số lí do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ là:
-       Một ca sinh khó, trẻ sơ sinh có thể cảm thấy đau hoặc đau đầu.
-       Thuốc được sử dụng trong quá trình gây mê, gây tê ngoài màng cứng hoặc pethidine có thể khiến bé buồn ngủ hoặc không tỉnh táo sau khi chào đời.
-       Trẻ sơ sinh đã bị tách khỏi người mẹ sau khi sinh.
-       Khó chịu do chấn thương khi sinh hoặc vết bầm tím.
-       Trẻ đã nuốt chất nhầy khi sinh và hoạt động bú, hút sữa có thể khiến bé cảm thấy tắc nghẽn, buồn nôn hoặc khó chịu.
-       Một trải nghiệm khó chịu ban đầu của việc bú mẹ trực tiếp, bé chưa được làm quen và thích nghi.
-       Xét nghiệm máu và các thủ tục y tế khác trong khi cho con bú. Trong một số trường hợp, em bé cũng có thể gặp khó khăn trong việc ngậm và bú.
Sau vài ngày đầu, cho dù em bé nhà bạn đã chịu ti mẹ hay chưa, bạn có thể cần xem xét thêm các yếu tố rủi ro khiến bé không chịu ti mẹ sau đó, có thể là do:
-       Ngực mẹ cương sữa, khiến em bé khó bú, vắt một chút sữa có thể làm mềm vú đủ để em bé ngậm bú vú được tốt hơn.
-       Căng thẳng, em bé của bạn cần thời gian để làm quen với môi trường xung quanh. Bị tiếp xúc với quá nhiều người hoặc trải qua các bài kiểm tra có thể làm con bị bất an.
-       Sự phối hợp kém của việc mút - bú, nuốt và thở thường cải thiện khi bé trưởng thành hơn.
-       Có thể trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi và cần được điều trị.
-       Sữa mẹ xuống quá nhanh và nhiều, hãy thử nặn một ít sữa đầu tiên vào một miếng vải, sau đó đặt bé trở lại vú khi dòng chảy chậm lại.
-       Phản xạ xuống sữa bị trì hoãn hay chậm trễ khiến bé không chịu ti mẹ. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, điều này có thể làm trì hoãn sự xuống sữa của bạn. Em bé dễ dàng bị thất vọng và điều này trở thành một vòng luẩn quẩn. Một số kĩ thuật thư giãn, bài tập yoga sau sinh có thể giúp đỡ bạn lấy lại cân bằng.
-       Nhầm lẫn núm vú: Trẻ sơ sinh được cho ngậm ti giả hoặc được cho bú từ bình sữa có thể thấy khó khăn khi ngậm bắt vú mẹ.
-       Nhạy cảm với thực phẩm hoặc thuốc trong mùi vị sữa của mẹ.
-       Hình thức cho con bú kết hợp với ăn sữa ngoài cũng khiến trẻ chán và bỏ bê ti mẹ sau đó, việc nhầm lẫn giữa cách ti mẹ và ti bình là yếu tố điển hình thúc đẩy việc bé không chịu ti mẹ.
-       Mẹ bị ít sữamất sữa sau sinh khiến trẻ thất vọng và bé không chịu ti mẹ sau đấy.

Cách để kích thích con bú mẹ trực tiếp trở lại

-       Cho em bé ăn sữa mẹ được vắt ra tạm thời

Nếu em bé không bú đủ 12 đến 24 giờ sau khi sinh, việc cho bé uống sữa là rất quan trọng. Vắt sữa bằng tay hoặc hút bằng máy sẽ kích thích ngực bạn tạo sữa. Cố gắng vắt sữa thường xuyên như nhu cầu bú của em bé, khoảng 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Sữa của bạn có thể được cho con ăn bằng thìa, cốc hoặc ống tiêm trong khi cả hai mẹ con đang học cách cho con bú. Sử dụng bình sữa hoặc núm ti giả có thể gây nhầm lẫn núm vú của mẹ và làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

-       Trấn an cho trẻ sơ sinh

Thật khó có thể khi chính hoạt động làm dịu và trấn an hầu hết các em bé chính là cho con bú. Điều thực sự quan trọng lúc này là bạn cần quan tâm đủ để giữ em bé gần gũi bên cạnh mẹ, tiếp xức da kề da. Trẻ sơ sinh thực sự cần phải ở trong vòng tay của bạn, nơi con có thể cảm thấy an toàn.

-       Một môi trường yên tĩnh

Bạn và bé cần được thoải mái và thư giãn nhưng không quá ấm áp. Giữ em bé quá ấm có xu hướng khiến con buồn ngủ và không chịu ti mẹ. Nhiệt độ phòng nên vào khoảng 18°C. Ánh sáng dịu và yên tĩnh có thể giúp một số bé tập trung vào việc bú. Mọi thứ có thể được cải thiện khi bạn ở nhà. Thời gian đầu, hạn chế khách tới thăm nom, vì bạn sẽ cần không gian và sự riêng tư tập trung vào em bé của mình.

-       Cho con bú theo nhu cầu cá nhân của con

Cho phép bé được yêu cầu vú và bú mẹ theo tốc độ của riêng mình sẽ giúp bé thư giãn và cảm thấy tự chủ. Việc ép con bú có khả năng cho tác dụng ngược lại, vì em bé sẽ chống lại ti mẹ theo bản năng.

-       Nhận biết sớm các dấu hiệu đói và muốn được bú của trẻ sơ sinh

Cho bé bú trước khi bé trở nên rất đói. Con bạn có thể muốn bú ngay sau khi bé vừa bú cách đó không lâu, hoặc lâu hơn bạn nghĩ. Dấu hiệu cho bú sớm bao gồm chuyển động mắt nhanh trong khi ngủ, nắm chặt bàn tay, quay đầu, mút tay và cử động cơ thể nói chung. Cố gắng đừng để em bé chờ đợi quá lâu vì khóc khiến bé khó bú tốt hơn.
Những mẹo khác để thử khi bé không chịu ti mẹ:
-       Thử nghiệm với các tư thế cho con bú khác nhau.
-       Một số bé thích được quấn và cuộn tròn trong khăn tã khi bú.
-       Vắt một ít sữa bằng tay để bé bú được sữa ngay sau đó. Hoặc nhỏ giọt sữa mẹ vắt lên núm vú của mẹ để kích thích em bé ti mẹ trở lại.
-       Nếu em bé của bạn không hài lòng ở vú, hãy cho bé bú sữa của bạn và tập trung vào việc giúp bé học cách tận hưởng sự tiếp xúc cơ thể gần gũi với bạn (da kề da) mà không cần áp lực với việc phải ti mẹ. Với thời gian và sự kiên nhẫn, hầu hết các bé sẽ học cách bú đúng và nghiện ti mẹ hơn bất cứ thứ gì khác.
-       Một số bà mẹ đã tập bé bú mẹ trở lại thành công bằng cách tìm sự trợ giúp và hướng dẫn từ Chuyên gia Sữa mẹ - DS. Lan Hương của Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC. Hotline: 0918753797 / 0977944437.
Bé không chịu ti mẹ
Cho dù hiện tại, có thể bé không chịu ti mẹ nhưng con thật may mắn khi có một người mẹ sẵn sàng khám phá mọi lựa chọn để thực hiện công việc nuôi con bằng sữa mẹ, giúp con có được nền tảng phát triển tốt nhất.