• Trang chủ
  • Tắc tia sữa có nên cho con bú?

Tắc tia sữa có nên cho con bú?

Tắc tia sữa xảy ra khi dòng sữa chảy qua vú bị tắc nghẽn (còn được gọi là ứ sữa). Dấu hiệu phổ biến nhất là một khối u cứng ở vú, cũng có thể gây đau, đỏ hoặc sưng quanh vùng tắc sữa. Bạn có thể thấy nguồn sữa mẹ bị giảm cung (vì sữa không thể đi qua) hoặc một lượng sữa đặc khi bạn vắt ra.

Tắc tia sữa có nên cho con bú?

Nguyên nhân phổ biến của tắc tia sữa là gì?

Hai nguyên nhân chính của tắc tia sữa là loại bỏ sữa ra khỏi vú không đầy đủ và áp lực lên vú. Nếu em bé bị sai khớp ngậm bú, mút yếu hoặc dính thắng lưỡi, bé có thể không rút được sữa hiệu quả. Việc cho ăn không thường xuyên, cách ly lâu với em bé (không vắt hút sữa) hoặc cai sữa đột ngột cũng có thể gây ra sự ứ đọng nguồn cung sữa mẹ và khiến bạn có nguy cơ bị tắc ống dẫn sữa.
Áp lực bên ngoài lên ngực của bạn từ áo ngực chật, dây đeo túi hoặc dây an toàn,... có thể hạn chế dòng sữa mẹ. Nằm sấp trong khi ngủ cũng có thể gây ra áp lực tới vú mẹ và dễ mắc phải vấn đề tắc tia sữa.
Ngoài việc hỗ trợ giải phóng sữa đầy đủ và tránh áp lực không đáng có lên ngực của bạn, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lí cũng rất quan trọng để giữ cho mọi thứ trôi chảy. Và căng thẳng, mệt mỏi của mẹ cũng là yếu tố để gia tăng vấn đề tắc tia sữa, và dinh dưỡng tốt có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn, ngăn chặn sự tiến triển của viêm tuyến vú (nhiễm trùng vú).

Điều trị tại nhà ra sao?

Bạn có thể sẽ có thể thông tắc tia sữa và giảm các triệu chứng tại nhà bằng các phương pháp điều trị sau:
+ Dùng nhiệt chườm ấm cho bầu ngực - tắm nước ấm hoặc chườm ấm bằng khăn ướt trước khi cho co bú có thể làm mềm khu vực tắc sữa.
+ Massage ngực nhẹ nhàng từ bên vú bị ảnh hưởng trước và trong khi cho bú có thể cải thiện việc thoát sữa. Nó cũng sẽ giúp mẹ giảm đau - một nghiên cứu về các bà mẹ cho con bú đối phó với các vấn đề như ống dẫn sữa bị tắc và căng sữa cho thấy sự cải thiện đáng kể trong cơn đau sau khi bắt đầu mát xa vú trị liệu. Bắt đầu tại vùng vú bị tắc sữa và mát xa về phía núm vú.
+ Làm trống tuyến sữa đầy đủ và thường xuyên - cho em bé bú mẹ theo nhu cầu và thường xuyên nhất, bắt đầu mỗi lần bú trên vú bị tắc sữa trước có thể giúp ích cho việc thúc đẩy điều trị thông tắc tia sữa. Nếu việc này khiến bạn quá đau, hãy thử cho bé bú vú khác cho đến khi bắt đầu xuống sữa. Sau đó chuyển sang vú bị tắc sữa. Hút sữa bằng máy hoặc vắt sữa mẹ bằng tay sau khi cho con bú để đảm bảo loại bỏ sữa tối ưu.

Tắc tia sữa có nên cho con bú?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị tắc tia sữa, không cần phải ngừng cho con bú, thậm chí là nên cho con bú vì nó cũng chính là một biện pháp hữu hiệu trong việc rút sữa và loại bỏ cục sữa bị tắc rất tốt. Làm trống tuyến sữa thường xuyên và kĩ lưỡng là cách tốt nhất để vừa ngăn ngừa và điều trị tắc tia sữa. Hành động sớm có thể mang lại sự nhẹ nhõm và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn như viêm vú hay áp xe vú sau này.

Phải làm gì để khắc phục và phòng ngừa?

Làm trống tuyến sữa mẹ thường xuyên

Để ngăn chặn tắc tia sữa hãy cho bé ăn thường xuyên và lên kế hoạch vắt hút sữa hoặc vắt tay nếu bạn em bé không bú hết hoặc bỏ lỡ một cữ bú trong ngày. Một chuyên gia tư vấn sữa mẹ có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề cho con bú đúng. Nếu bạn nghi ngờ vấn đề về ăn uống và dinh dưỡng, bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia.

Tránh áp lực trên ngực

Tránh thắt dây áo ngực trong khi bạn đang cho con bú, và chú ý đến quần áo, dây đai hoặc hoạt động nào (chẳng hạn như nằm ở một vị trí dễ bị tắc sữa) có thể gây áp lực lên ngực của bạn nhiều lần hoặc trong thời gian dài.

Liên hệ với chuyên gia tư vấn sữa mẹ có chuyên môn và kinh nghiệm cao

Một chuyên gia tư vấn sữa mẹ và cho con bú có thể giúp bạn khắc phục mọi vấn đề về tư thế cho con bú hoặc khớp ngậm bú đúng ảnh hưởng đến khả năng làm trống tuyến sữa của bạn một cách hiệu quả, một yếu tố chính trong việc ngăn chặn tắc tia sữa xảy ra. Họ cũng có thể hỗ trợ chữa trị và thông tắc tia sữa nếu bạn đã gặp phải vấn đề này, giúp bạn trở lại đúng hướng với việc cho con bú.
Tắc tia sữa có nên cho con bú?
Tắc tia sữa có nên cho con bú?
Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMCChuyên gia Sữa mẹ - DS. Lan Hương đã và đang điều trị cho hàng ngàn bà mẹ Việt đang gặp phải các vấn đề liên quan tới việc cho con bú như:
+ Tập bé bỏ bú; tập bé bị dính thắng lưỡi
+ Chỉnh khớp ngậm cho bé
+ Tư vấn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
+ Hướng dẫn cách kích sữa cho mẹ về nhiều và đặc mát
+ Tập cho mẹ đầu ti có vấn đề: ti thụt, ti xấu,… khiến con khó bú
Liên hệ hotline đặt lịch chỉnh bú: 0918753797 / 0977944437.

Áp dụng nhiệt để chườm ấm

Massage vùng bị tắc tia sữa sau khi chườm ấm trước khi cho con bú giúp làm mềm khu vực tắc sữa và giúp con bú được dễ dàng hơn! Bạn cũng có thể áp dụng một miếng gạc ấm và chuyển sang chườm lạnh giữa các lần cho con bú để giảm đau và sưng.

Nghỉ ngơi và ăn uống tốt

Bạn chỉ có thể là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho em bé nếu bạn cũng chăm sóc bản thân mình. Cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi và xây dựng các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.
Sau đây, nếu có ai hỏi bạn rằng: “Tắc tia sữa có nên cho con bú không?” thì chắc hẳn bạn đã có thể tự tin để trả lời và chứng minh cho tất cả những người khác thấy bạn đã thành công như thế nào khi tiếp tục nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.